Chú thích:
- Giả Bảo Ngọc:
xuất thân là một công tử quyền quý trong nhà họ Giả và có những mối
tình ngang trái với những cô gái trong gia đình này. Giả Bảo Ngọc khi
sinh ra đã ngậm một viên “Thông linh Bảo Ngọc”, là niềm hi vọng của gia
đình họ Giả. - Lâm Đại Ngọc: tên tự là Tần Tần,
là con gái Lâm Như Hải và Giả Mẫn, cháu ngoại Giả Mẫu. Đại Ngọc từ bé
lớn lên ở thành Dương Châu, là con gái một nên được bố mẹ yêu quý như
ngọc, lại được mời thầy là Giả Vũ Thôn về dạy học. Đến năm Đại Ngọc lên
năm thì mẹ mất. Tang ma xong, Giả mẫu đón cháu gái về Kinh để tiện
chăm sóc. Vừa gặp Đại Ngọc, Bảo Ngọc đã cảm thấy quyến luyến sâu sắc. - Tiết Bảo Thoa:
Bảo Thoa thể thái phong mãn, phẩm cách đoan trang, tài đức kiêm bị,
tính cách đại độ, được xem là viên ngọc minh châu của nhà họ Tiết – một
trong tứ đại gia tộc ở đất Kim Lăng. Tuy bề ngoài tính cách lạnh lùng,
băng giá, nhưng có lúc nhiệt tâm cao hứng, Bảo Thoa đã làm bài Vịnh
cua để mỉa mai bọn tham quan ô lại. - Tập Vân (Tập Nhân):
vốn họ Hoa, tên Trân Châu, là người hầu thân cận nhất của Bảo Ngọc và
cũng là nàng hầu (di nương) chưa chính thức. Trước là người hầu của Giả
Mẫu, được cho sang hầu hạ Bảo Ngọc. Tập Nhân là cô hầu mẫu mực, chu
đáo, biết nghĩ lại nhũn nhặn, biết chiều lòng người. Nàng cũng là người
đầu tiên có quan hệ ái ân với Bảo Ngọc ở thế giới thực và đã được
Vương phu nhân ngầm chọn là nàng hầu cho Bảo Ngọc sau này, tuy nhiên
việc chưa được quyết định chính thức. - Tiết Bảo Cầm:
là em gái Tiết Khoa, em họ Tiết Bảo Thoa, Tiết Bàn. Nàng là một cô gái
vô cùng xinh đẹp, lại cũng có tài thơ văn nên Giả mẫu rất yêu quý, giữ
lại phủ để hằng ngày trò chuyện với bọn chị em. - Tình Văn:
nhân vật hơi giống Đại Ngọc về hình dáng lẫn tính cách nhưng ghê gớm
không chịu nhường ai. Tình Văn tuy là người hầu của Bảo Ngọc nhưng tính
tình thanh cao và cư xử với Bảo Ngọc rất ngang bằng chứ không phải
cách của người hầu với chủ nhân. Và ngược lại Bảo Ngọc cũng rất thương
yêu Tình Văn. Lúc cô giận thì xé quạt làm cô vui lòng. Nhưng tiếc thay
vì vậy mà bị người khác ghen ghét cuối cùng phải chết thảm. - Giả Thám Xuân:
là con gái Giả Chính và nàng hầu Triệu Di Nương, chị gái cùng cha cùng
mẹ của Giả Hoàn. Giả Thám Xuân là một thiên kim tiểu thư đẹp đẽ, phong
lưu. Tuy là khuê nữ nhưng nàng là cô gái có tài, hiểu chuyện trong
nhà, khôn ngoan sắc sảo. Chỉ hiềm một nỗi nàng không phải con đẻ của
Vương phu nhân, chính thất của Giả Chính mà lại là con Triệu Di nương,
nàng hầu và là một người đàn bà hay gây chuyện thị phi, hèn hạ, vô liêm
sỉ, bị cả phủ trên dưới khinh thường. - Giả Tích Xuân:
là con gái thứ hai của Giả Kính phủ Ninh Quốc. Giả Tích Xuân vốn là
tiểu thư bên phủ Ninh Quốc, nhưng mồ côi mẹ từ bé, bố là Giả Kính lại
chỉ một niềm mộ đạo thích tu tiên, bỏ nhà đi sống chung lộn với bọn đạo
sĩ nên Vương phu nhân – vợ Giả Chính và là mẹ Giả Bảo Ngọc – mang sang
phủ Vinh Quốc nuôi nấng chăm sóc như các tiểu thư khác.Tích Xuân còn
nhỏ tuổi, rất xinh đẹp nhưng hờ hững, thờ ơ với mọi thứ, kể cả thân
thích ruột thịt, chỉ lo giữ thân mình trong sạch thanh tịnh. Nàng không
có tài thơ phú như đám chị em khác nhưng lại hiểu đạo Phật, ngôn ngữ
hành động đều nhuốm màu thiền. Thân tuy ở chỗ khuê các phồn hoa, tâm
nàng lại một mực hướng vào cõi Không.Tích Xuân cũng là một cô gái tài
hoa trong hội hoạ. - Lý Hoàn: là con gái của Lý
Thủ Trung, là vợ góa của Giả Châu, con dâu của Giả Chính. Lý Hoàn vốn
là tiểu thư của Lý gia – một nhà danh hoạn đất Kim Lăng (Nam Kinh),
được gả cho Giả Châu, con cả của Giả Chính và Vương phu nhân. Giả Châu
thi đỗ tú tài, đến năm hai mươi tuổi thì chết, để lại cậu con trai Giả
Lan. Từ đó Lý Hoàn ở góa bụa, chỉ lo giữ gìn tiết hạnh mà ở vậy nuôi con
ăn học. Lý Hoàn là người phụ nữ xinh đẹp, trung hậu, luôn tuân thủ
đúng những chuẩn mực phong kiến, đối xử nhân đức với mọi người nên được
trên dưới quý mến, kính trọng, không có một điều tiếng gì, người dưới
thường gọi là “Phật sống”. Nàng cũng không mưu cầu danh lợi, quyền thế,
không lo tranh đoạt địa vị trong phủ. Lí Hoàn cũng là người đứng ra
cầm trịch ở thi xã, nàng cũng biết về thơ, làm được thơ nhưng không hay
gắng sức trổ tài. - Sử Tương Vân: là cô cháu
yêu của Sử Thái Quân (tức Giả Mẫu – Bà nội của Giả Bảo Ngọc). Sử Tương
Vân vốn là một cô gái mồ côi từ khi lọt lòng, sống nhờ nhà cậu mợ giàu
có. Tuy là thiên kim tiểu thư nhưng gia đình này đối xử với nàng rất
khắc nghiệt, thường bắt nàng làm lụng, khâu may thêu thùa phụ đến tận
khuya. Dù vậy nhưng Tương Vân vẫn luôn lạc quan, vui tươi, trong sáng,
đặc biệt lại có tính tình hào sảng, cương trực và cũng rất vị tha, nhân
hậu. Tuy dung mạo vô cùng xinh đẹp nhưng nàng thường thích vận y phục
nam nhi nên trông càng linh hoạt đáng yêu. Nàng cũng thích uống rượu,
ăn thịt, nói năng tự nhiên như một tu mi nam tử. Tương Vân cũng là một
vị tiểu thư khuê các tài sắc song toàn. Nàng không những thông tuệ khác
thường, đọc rộng hiểu nhiều mà tài thơ phú, ứng khẩu cũng không thua
kém Đại Ngọc, Bảo Thoa. Tuy đôi khi quá bộc trực, ứng xử không khéo léo
nhưng từ trên xuống dưới, ai cũng mến thích nàng vì sự trong sáng, hài
hước, hòa đồng, hay giúp đỡ người khác… - Diệu Ngọc:
là con gái một nhà quyền quý ở Tô Châu, vì nhiều bệnh nên đi tu từ bé
nhưng vẫn để tóc, sau khi đến kinh thành thì tu hành trong am Lũng
Thuý, Vinh quốc phủ. - Tần Khả Khanh: là cháu
dâu cả của Ninh quốc phủ, con dâu của Giả Trân và Vưu Thị, vợ của Giả
Dung và cũng là con gái của Tần Nghiệp, chị gái của Tần Chung. Tuy tần
suất xuất hiện ít nhưng tính tình, cách ăn ở, cư xử của nàng đều đáng
khen ngợi, bởi thế, nàng được ví như một nhánh lan hồ điệp, một loại hoa
vương giả. Sắc đẹp của nàng, tuy không được tả trong truyện nhưng Tào
Tuyết Cần xếp nàng vào thập nhị kim thoa thì hẳn nàng phải đẹp.
- Chú thích:
Nam - Hồ Phỉ là nam nhân vật chính trong hai bộ tiểu thuyết Tuyết sơn phi hồ và Phi hồ ngoại truyện.
Hồ Phỉ có biệt hiệu là Tuyết sơn phi hồ (Con cáo bay trên núi tuyết),
là hậu duệ của Phi thiên hồ li, một trong bốn cận vệ thân tín của Sấm
Vương Lý Tự Thành (Hồ, Miêu, Điền, Phạm), nổi danh với Hồ gia đao pháp.
Kim Dung tả Hồ Phỉ là một chàng trai có vẻ ngoài man rợ, râu quai nón,
khuôn mặt vô cảm. - Trần Gia Lạc là nam nhân vật chính trong Thư Kiếm Ân Cừu Lục,
là một chàng trai trẻ được tín nhiệm trở thành Tổng đà chủ của Hồng
Hoa hội (Tôn chỉ của tổ chức này là phản Thanh phục hồi giang sơn của
người Hán). - Vi Tiểu Bảo là nam nhân vật chính trong Lộc Đỉnh Ký
– một người thủ đoạn gian man vô học thức và lười biếng. Tiểu Bảo là
một nhân vật có tính khái đặc biệt, tuy không biết chữ, chẳng biết võ
công, nhưng nhờ có miệng lưỡi “trời ban”, óc thực dụng, lại còn mang
dòng máu lãng lữ, ông vô cùng được mọi người sủng mến. - Đoàn Dự là một trong ba nhân vật nam chính trong Thiên Long Bát Bộ,
là vương tử nước Đại Lý, dáng vẻ thư sinh, tính hay si, sùng đạo Phật,
ghét bạo lực, thẳng thắn, nhiều khi hơi gàn. Không chịu học võ nhưng
nhờ cơ duyên may mắn nên học được Bắc Minh Thần Công có thể hút công
lực của người khác, lục mạch thần chỉ nhưng không biết sử dụng nên lúc
dùng được lúc dùng không được, Lăng ba vi bộ di chuyển khinh công lẹ
làng. Trên đường đi du ngoạn giang hồ chàng đã kết nghĩa huynh đệ lần
lượt với Kiều Phong và Hư Trúc. Đoàn Dự có 3 người vợ gồm: Vương Ngữ
Yên, Chung Linh và Mộc Uyển Thanh. - Tiêu Phong (Kiều Phong) là một trong ba nhân vật nam chính trong Thiên Long Bát Bộ,
Giới giang hồ còn gọi là “Bắc Kiều Phong”. Kiều Phong là một người có
võ công rất cao cường và đã từng là bang chủ Cái Bang. Tiêu Phong là
một người Khất Đan sau này lại đi phản lại vua Khất Đan, với phía Tống
triều chàng lại là một Liêu cẩu. Trời đất bao la nhưng không có chỗ
nương chân cho Tiêu Phong, không còn cách nào khác, chàng đành phải lấy
cái chết để tạ tội với tổ tông và để chứng minh rằng mình hoàn toàn
trong sạch, bẻ đôi mũi tên, Tiêu Phong tự đâm vào lồng ngực mình tự sát.
A Tử – em của A Châu – móc cặp mắt trả lại cho Du Thản Chi – kẻ si
tình bậc nhất trong Thiên Long Bát Bộ, rồi ôm Tiêu Phong nhảy xuống bờ
vực Nhạn Môn Quan, bi kịch ba mươi năm trước lặp lại. - Lâm Bình Chi là một nam nhân vật trong Tiếu Ngạo Giang Hồ,
là con trai của Lâm Chấn Nam, truyền nhân của dòng họ mang bí kíp kiếm
thuật Tịch tà kiếm pháp, vì khát khao muốn trả thù cho cha mẹ nên đã
dẫn đao tự cung (tự thiến bộ phận sinh dục của mình) để luyện Tịch tà
kiếm pháp, từ chối người vợ hết lòng yêu mình là Nhạc Linh San. Lâm
Bình Chi là nạn nhân của chính trị giang hồ, bị nhà tan cửa nát vì
tranh chấp của giang hồ, hủy hoại bản thân vì thù hận. - Trương Vô Kỵ là nam nhân vật chính trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký.
Trương Vô Kỵ lúc mới sinh ra đã sống trên Băng Hỏa đảo cùng với bố mẹ
Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố và nghĩa phụ Tạ Tốn. Cái tên Vô Kỵ được Tạ
Tốn đặt theo tên đứa con đã bị Hỗn Nguyên Tịch Lịch Thủ Thành Côn giết
chết khi vừa mới chào đời. Được quần hào trong Minh giáo tôn làm giáo
chủ thứ 34, Trương Vô Kỵ đã giúp cho Minh giáo từ một giáo hội được coi
làm Ma quỷ trong mắt mọi người trở thành thủ lĩnh của cuộc chiến lất đổ
nhà Nguyên đồng thời đưa Trương Vô Kỵ trở thành một người anh hùng
kiệt xuất trong mắt hào kiệt giang hồ qua các trận chiến như Quang Minh
đỉnh, giải cứu sáu đại môn phái tại Vạn An tự, phá âm mưu Tiên trừ
Thiếu lâm, hậu diệt Võ Đang của Triều đình nhà Nguyên. - Độc Cô Cầu Bại
chưa từng xuất hiện trong các tình tiết của tiểu thuyết mà chỉ để lại
những triết lí đặc sắc về kiếm thuật. Tên của Độc Cô Cầu Bại có nghĩa
là cô độc một mình mong được bại trận, biểu thị khả năng kiếm thuật
thần thông của nhân vật này. Các nhân vật có thể coi là truyền nhân của
Độc cô cầu bại là Dương Quá (trong Thần Điêu Hiệp lữ), Phong Thanh
Dương và Lệnh Hồ Xung (trong Tiếu Ngạo Giang Hồ). - Lệnh Hồ Xung là nam nhân vật chính trong Tiếu Ngạo Giang Hồ,
có sở trường sử dụng kiếm thuật với bí kíp Độc cô cửu kiếm. Lệnh Hồ
Xung vốn là một đứa trẻ mồ côi lang thang, được vợ chồng Nhạc Bất Quần
(chưởng môn phái Hoa Sơn khi đó), Ninh Trung Tắc đem về nuôi nấng dạy dỗ
và trở thành đại đệ tử khai sơn của Nhạc Bất Quần. Lệnh Hồ Xung có trí
thông minh tuyệt vời, tính tình phóng khoáng thích tự do nhưng lại rất
kính trọng vợ chồng Nhạc Bất Quần. Lớn lên cùng con gái của vợ chồng
Nhạc Bất Quần là Nhạc Linh San, Lệnh Hồ Xung đã yêu nàng và mơ được cùng
sánh đôi với Nhạc Linh San. Nhưng sau nhiều biến cố, Nhạc Linh San đã
yêu Lâm Bình Chi khiến Lệnh Hồ Xung chán nản, thất tình. Khi lưu lạc
giang hồ, chàng đã yêu Nhậm Doanh Doanh, con gái của Nhậm Ngã Hành –
giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo. Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh đã trở
thành một trong những cặp đẹp đôi nhất, có kết thúc đẹp nhất, cùng nhau
ngao du giang hồ, ngày ngày tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ. - Quách Tĩnh là nam nhân vật chính trong Anh Hùng Xạ Điêu.
Theo tiểu thuyết, Quách Tĩnh là người chậm chạp, ngốc nghếch nhưng
chăm chỉ, chân thật, dũng cảm, hay làm việc nghĩa. Quách Tĩnh được sinh
ra tại Mông Cổ sau khi cha bị vương gia nước Kim Hoàn Nhan Hồng Liệt
sát hại. Từ đó Quách Tĩnh lần lượt bái tướng giỏi của Thành Cát Tư Hãn,
Triết Biệt; Giang Nam Thất Quái và Hồng Thất Công làm sư phụ. Chàng
học võ công của họ trở thành một trong những người giỏi nhất đương
thời, được người đời gọi là Bắc Hiệp. Thành tích lớn nhất của Quách
Tĩnh là bảo vệ thành Tương Dương trước sự xâm lăng của người Mông Cổ.
Khi thành Tương Dương thất thủ, Quách Tĩnh và gia đình đã tự vẫn. - Đông Phương Bất Bại
là một nhân vật đồng tính do luyện môn Quỳ Hoa bảo điển trong, giáo
chủ của Nhật Nguyệt thần giáo và là một đối thủ mà giáo chủ tiền nhiệm
Nhậm Ngã Hành rất kính phục Tiếu Ngạo Giang Hồ. Đông Phương Bất
Bại có một mối tình đặc biệt với chàng trai Dương Liên Đình, cũng
chính là nguyên nhân khiến Đông Phương Bất Bại bị Nhậm Ngã Hành cướp
lại ngôi giáo chủ. Đông Phương Bất Bại nổi tiếng với môn võ công Quỳ
Hoa bảo điển. - Dương Quá là nam nhân vật chính trong Thần Điêu Hiệp Lữ (hay Thần Điêu Đại Hiệp).
Dương Quá là con trai duy nhất của Dương Khang (Hoàng Nhan Khang) và
Mục Niệm Từ. Chàng được mô tả là người tính tình thông minh, cổ quái, có
nhiều mưu mẹo. Chàng là đệ tử nhập thất của Toàn Chân Giáo, nhưng vì
bất mãn với sư phụ là Triệu Chí Kính nên trốn khỏi Toàn Chân, lạc vào Cổ
Mộ, gặp được Tiểu Long Nữ và bái nàng làm sư phụ (tuy vậy gọi là cô cô
chứ không xưng sư đồ). Mối tình sư đồ giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ
bắt đầu từ đây. Mối tình này chịu sự kỳ thị của giang hồ vì nó đi ngược
lại đạo nghĩa sư đồ truyền thống, nhưng Dương Quá không những một mực
mặc kệ mà còn ngày càng yêu Tiểu Long Nữ hơn và quyết lấy nàng làm vợ
dù ai có nói gì chăng nữa.
Nữ
- Quách Phù là nhân vật trong Thần Đ
là con gái lớn của cặp vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung. Tuy vậy trừ vẻ
mặt xinh đẹp ra, nàng chỉ thừa hưởng những đặc điểm xấu của cha mẹ mà
không lấy thêm được phẩm chất tốt nào. Quách Phù giống mẹ ở sự ương
bướng, tai quái, ích kỷ nhưng lại không thông minh như mẹ. Nàng ngốc
nghếch giống cha nhưng lại không có được sự cần mẫn của cha. Đối với
nhiều nhân vật trong Thần Điêu Hiệp Lữ, Quách Phù là một kẻ thô bạo, bất
tài, vô dụng. Nàng sinh ra trên đảo Đào Hoa, được mẹ hết sức cưng
chiều nên Quách Tĩnh không thể dạy bảo con một cách bình thường được.
Lớn lên một chút nàng bắt đầu nghịch ngợm phá phách, tất cả cây cối,
chim muông trên đảo đều bị nàng phá hoại, đánh đập.
là một trong bảy bà vợ của Vi Tiểu Bảo, người gốc Hàng Châu, ngay từ
thơ ấu, đã chịu chung cái số phận đau thương của bà chủ mình (vợ thứ ba
của Trang Kiến Long): bị đày lên khu vực ngoại thành Bắc Kinh. Trong
Lộc Đỉnh ký, Kim Dung để cho Tiểu Bảo 16 tuổi, gặp Song Nhi và nhận cô
làm người hầu lúc cô 14 tuổi. Quan hệ giữa hai người vừa là chủ tớ, vừa
là bạn bè. Song Nhi mở miệng ra gọi luôn Tiểu Bảo là “tướng công”;
Tiểu Bảo mở miệng ra gọi Song Nhi luôn luôn là “Hảo Song Nhi”. Song Nhi
võ công cao cường, nhân phẩm đoan chính, có học vấn và tấm lòng trung
thành vô hạn đối với Tiểu Bảo.
là con gái của đảo chủ đảo Đào Hoa, Đông Tà Hoàng Dược Sư và Phùng
Hành. Nàng mồ côi mẹ từ nhỏ và được cha nuôi nấng, truyền thụ võ nghệ.
Tính cách Hoàng Dung khá giống với cha mình, nàng thông minh, nhanh trí,
nhiều mưu kế nhưng cũng rất đanh đá, cổ quái, thường làm việc theo ý
mình. Hoàng Dung vô cùng xinh đẹp nhưng võ công rất cao, trên người mặc
Nhuyễn Vị Giáp khiến cho những kẻ háo sắc không thể đến gần. Môn võ
công nổi tiếng của nàng là Đả Cẩu Bổng Pháp.
là con gái duy nhất của Nhâm Ngã Hành. Nhâm Ngã Hành vì mải mê luyện
hấp tinh đại pháp nên bị Đông phương Bất bại lén ám toán, giam giữ dưới
hắc lao dưới Tây Hồ, khi đó cô còn nhỏ nên đã không biết rõ câu chuyện.
Để che mắt giáo chúng, Đông phương Bất bại đã phong cho Doanh Doanh
chức vụ cao của Nhật Nguyệt thần giáo. Vì Doanh Doanh đối xử rất tốt
với giáo chúng bên dưới, luôn cứu giúp họ (đặc biệt trong việc cầu xin
Đông phương Bất bại cấp cho họ thuốc giải Tam thi não thần đan) nên
được các kì nhân dị sĩ Ma giáo đặc biệt kính trọng, gọi là Thánh cô.
Nhâm Doanh Doanh có võ nghệ cao cường, đặc biệt giỏi âm nhạc. Khi cô
cùng với Lục trúc ông trú ẩn ở Lạc Dương, cô đã vô tình quen với Lệnh
Hồ Xung nhờ tài nghệ âm nhạc và được chàng tặng khúc phổ Tiếu ngạo
giang hồ. Khi hiểu cảnh ngộ và tâm sự trong lòng Lệnh Hồ Xung, cô đã
thầm yêu chàng, và ra lệnh cho toàn bộ thuộc hạ của mình tìm cách cứu
giúp và bảo vệ chàng. Cũng qua Doanh Doanh, các kì nhân dị sĩ Ma giáo
đã kết bạn với Lệnh Hồ Xung và cực kỳ hâm mộ chàng.
là môn đồ của Tiêu Dao phái đồng thời là cung chủ cung Linh Thứu, núi
Phiêu Diễu. Thiên Sơn Đồng Lão cai trị một đám bàng môn tả đạo tự xưng
là quần tiên ba mươi sáu động, bảy mươi hai đảo. Biết rằng đây là một
thứ quần hùng khó điều khiển có thể tạo phản bất cứ lúc nào, đồng lão đã
gieo cấy Sinh tử phù vào thân thể họ để dễ kiềm chế họ, khi cần. Khi
là thiếu nữ, Thiên Sơn Đồng Lão và sư muội Lý Thu Thủy cùng yêu Vô Nhai
Tử và Lý Thu Thuỷ đã thắng, giành được Vô Nhai. Thiên Sơn Đồng Lão và
Lý Thu Thủy thường tỷ thí võ công, cứ gặp là đánh, gặp đâu đánh đó,
không cần chọn lựa đấu trường gì cả, cũng không nói năng gì mà đúng là
kỳ phùng địch thủ, rồi lần nào cũng như lần nào đều huề, người thường
bỏ đi đầu tiên là Thiên Sơn Đồng Lão. Hai vị nữ hiệp này đánh nhau từ
đầu truyện cho đến cuối truyện, hai vị trung niên nữ lưu này đánh nhau
chẳng qua là ghen, cùng yêu Vô Nhai Tử sư huynh. Sau lần trận quyết đấu
cuối cùng thì 2 người đã kiệt sức và Hư Trúc đã làm rơi bức họa chân
dung thiếu nữ của Vô Nhai Tử đã đưa cho Hư Trúc và 2 người tưởng người
trong tranh là mình nhưng hóa ra là tiểu sư muội Lý Thu Sương, vì bức
tranh này mà hai người sư tỷ sư muội đánh nhau trong bao nhiêu năm. Do
quá sức nên 2 người đã chết.
Ấn tượng đầu tiên về Linh Tố chỉ là một cô bé da dẻ vàng vọt, còm cõi,
ốm yếu, mải mê chăm sóc vườn hoa. Hẳn Kim Dung cảm thấy như vậy thật
bất công nên dù không tặng nàng nụ cười hàm tiếu, chân dung Linh Tố vẫn
được điểm tô bởi khóe mắt thu ba. Nàng tựa hồ đóa cúc dại hương thơm
nhẹ nhàng tỏa khắp Động Đình hồ. Nàng dành tráu tim mình cho Hổ Phỉ
nhưng chàng chỉ coi cô là “ân nhân” của mình. Cuối cùng Trình Linh Tố
vì cứu Hồ Phỉ đã mất mạng khiến họ Hồ phải đau xót trước mộ nàng.
là một trong bảy người bà vợ của Vi Tiểu Bảo. A Kha là người xinh đẹp
nhất trong số các cô vợ của Tiểu Bảo, nhưng trước đó người cô yêu không
phải Tiểu Bảo mà là Trịnh Khắc Sảng. Thoạt ban đầu , A Kha thấy Tiểu
bảo là muốn giết cho bằng được về tội dám theo đuổi cô. Khi phải lòng
Trịnh Khắc Sảng (một tay công tử bột ngoài cái mã đẹp trai chỉ là tên
hèn nhát, tư cách không ra gì). Về sau nhờ tài chí của mình, Vi Tiểu
Bảo đã khiến A Kha yêu mình.
là em gái của A Châu – người yêu của Tiêu Phong. A Tử từ nhỏ đã sống
trong một môi trường đầy những sự xảo trá điêu ngoa, người người lấy
việc trả đũa nhau, chơi gác nhau làm vui sống, tuyệt nhiên không bao giờ
đối đãi với nhau bằng tấm chân tình. Và nàng là như vậy. Ban đầu, nàng
chỉ đơn thuần coi Kiều Phong là một món đồ chơi. Nàng gai mắt khi thấy
trong mắt Kiều Phong chỉ duy nhất có A Châu, và nàng nảy sinh ý muốn
chiếm đoạt Kiều Phong cho mình, cho bõ ghét. Nhưng sau đó, phát hiện ra
Kiều Phong là một người tài giỏi, nàng lại nảy sinh ý muốn chiếm đoạt
Kiều Phong, như một người bảo vệ. Chỉ sau một thời gian dài sống bên
Kiều Phong, nàng mới muốn có Kiều Phong như một người mình yêu. Có lẽ A
Tử chỉ nhận ra tình yêu của mình đối với Kiều Phong sau khi nàng được
Hư Trúc chữa xong đôi mắt. Khi nhận đôi mắt của Du Thản Chi, lần đầu
tiên A Tử mới cảm nhận được cảm giác “bị yêu”, mới hiểu được tình yêu
của người khác dành cho mình. Và cuối cùng, nàng trả đôi mắt đó cho Du
Thản Chi rồi nhảy xuống vực chết cùng với Tiêu Phong.
là con gái của Nhữ Dương Vương Sát Hãn Thiếp Mộc Nhân. Triệu Mẫn quận
chúa có sắc đẹp tuyệt trần, thông minh tài trí, mưu mẹo hơn người, võ
công rất giỏi được cha hết mực nuông chiều, mời nhiều cao thủ võ lâm về
dạy võ công cho nàng, lại cho phép nàng tự do đi lại trên giang hồ.
Trong số các thuộc hạ của Triệu Mẫn có các nhân vật võ công rất cao
cường như Huyền Minh Nhị Lão, A Nhất, A Nhị, A Tam… Chính vì thế mà nàng
rất độc ác, bắt nhốt các bản giáo, rồi còn suýt nữa là rạch khuôn mặt
xinh đẹp của Chu Chỉ Nhược nếu không có Trương Vô Kỵ cứu…Thế nhưng,
Triệu Mẫn lại yêu Giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ tha thiết, sâu nặng
nhưng mối tình của nàng lại lắm chông gai. Vì Vô Kỵ, Triệu Mẫn đã chấp
nhận từ bỏ thân phận, ngay cả người cha cũng xua đuổi nàng, đất nước
không chấp nhận nàng mà cả bên của Trương Vô Kỵ lại càng không chấp nhận
nàng vì những gì nàng đã gây ra trước đây, tuy thế nàng không hối hận
mà luôn yêu hết mình và giúp đỡ Vô Kỵ mọi lúc mọi nơi.
là là chưởng môn nhân đời thứ tư của phái Nga Mi, tiền nhiệm của cô là
Diệt Tuyệt sư thái. Chu Chỉ Nhược là một người con gái vô cùng xinh
đẹp và cô hơn hẳn nàng Triệu Mẫn thông minh, tai quái ở chỗ là có một
tấm lòng trong sáng nhân hậu và yêu Trương Vô Kỵ tha thiết nhưng vì bị
sư phụ là Diệt Tuyệt sư thái bắt thề đọc cấm giao du với Vô Kỵ nên cô
luôn phải đấu tranh nội tâm rất gay gắt giữa một bên là hiếu và một bên
là yêu. Sau này cô lấy được Cửu Âm Chân Kinh nhưng lại luyện không
đúng cách nên đi vào ma đạo. Rất may cuối cùng cô được Vô Kỵ dùng Cửu
Dương Chân Kinh cứu.
Tiểu Long Nữ là một đứa trẻ mồ côi được chưởng môn sư thái đời thứ 2
của phái Cổ Mộ (tên gọi phái này được đặt từ khi Lý Mạc Sầu vang danh
thiên hạ) nhặt về nuôi và nhận làm đệ tử. Tiểu Long Nữ sống lâu ngày
trong cổ mộ nên tính tình lạnh lùng, ít nói, đối với chuyện trên thế
gian cô không lường hết được. Tuy vậy, cô vẫn giữ được bản lĩnh của mình
mặc dù đó là lần đầu bước chân ra khỏi cổ mộ. Đối với cô, mọi người
chỉ như gió thoảng mây trôi. Cô luôn nói chuyện vớ họ một cách vô tình.
Nhưng đối với Dương Quá, cô lại hết sức dịu dàng. Dương Quá là người
duy nhất có thể làm Tiểu Long Nữ cười. Mặc dù chuyện tình trắc trở,
nhưng hai người cuối cùng cũng đã tái hợp nhau và họ đã làm nên một mối
tình kinh thiên động địa chưa từng có trong thời cổ. Tuy trái đạo lý
(thầy yêu trò) nhưng cũng chính vì vậy mà mối tình đó vô cùng thiêng
liêng và cao đẹp.
là một cô nương xinh đẹp. Đầu tiên nàng chỉ yêu Mộ Dung Phục nhưng rồi
trở thành vợ Đoàn Dự vì Mộ Dung Phục chỉ lo nghĩ đến phục hồi Đại Yên.
Chú thích
- Tần Minh (tự: Phích Lịch Hỏa, nóng như lửa)
- Tống Giang (tự: Hô Bảo Nghĩa, người kêu gọi chính nghĩa)
- Thời Thiên / Thì Thiên (tự: Cổ Thượng Tảo, linh hoạt ứng biến)
- Lâm Xung (tự: Báo Tử Đầu, gia thù mang nặng)
- Hoàng Tín (tự: Trấn Tam Sơn, mãnh tướng)
- Thái Khánh / Sái Khánh (tự: Nhất Chi Hoa, nội tâm thuần khiết, có chút ủy mị)
- Lư Tuấn Nghĩa (tự: Ngọc Kỳ Lân, càng ưu tú càng khiến người đố kỵ)
- Ngô Dụng (tự: Trí Đa Tinh, túc trí đa mưu)
- Hoa Vinh (tự: Tiểu Lý Quảng, dũng cảm, ngay thẳng, thiện chiến)
- Tiều Cái / Triều Cái (tự: Thác Tháp Thiên Vương, mộng thành đại nghiệp)
- Yến Thanh (Lãng Tử, vui vẻ đầy sức sống, kết giao nhiều bạn bè)
- Hổ Tam Nương (tự: Nhất Trượng Thanh, tình trường lận đận)
SƯU TẦM