MB Forum
Qua bao nhiêu năm rồi, bạn còn nhớ pass không?


MB Forum
Qua bao nhiêu năm rồi, bạn còn nhớ pass không?

MB Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

MB ForumĐăng Nhập
Rất lâu không gặp! Xin phép gửi bạn MỘT GHI CHÚ NHỎ.

[Khoa học] Bệnh Trầm Cảm

power_settings_newLogin to reply
+4
Kantono Fuminsho
Elfin-Ingram
Yuki Watanabe
Phong Nhan
8 posters

description[Khoa học] Bệnh Trầm Cảm - Page 2 Empty[Khoa học] Bệnh Trầm Cảm

more_horiz
First topic message reminder :

Nhận diện trầm cảm- 1/3/2012 3:02:00 PM
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, nữ nhiều hơn nam Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850 000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25 % trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%.Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp, thất tình.
Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm:

+ Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân) : Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.

+ Trầm cảm do stress : Chẳng hạn như khi mất việc làm, những mâu thuẫn trong cơ quan hoặc gia đình, con cái hư hỏng, thất bại trong hôn nhân, thất bại trong công việc, bị sụp đổ lòng tin hoặc có người thân chết đột ngột...

+ Trầm cảm do các bệnh thực tổn : sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong...
chẩn đoán trầm cảm dựa vào 2 nhóm triệu chứng :

(1) Ba triệu chứng đặc trưng :

- Khí sắc trầm,

- Mất quan tâm thích thú,

- Tăng sự mệt mỏi.

(2) Bảy triệu chứng phổ biến :

Giảm tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn tuơng lai ảm đạm và bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon hoặc ăn nhiều.

(3) Một số triệu chứng sinh học trong trầm cảm nặng :

Giảm 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng, khí sắc giảm về buổi sáng, chậm chạp tâm lý vận động, thức giấc sớm.

Sững sờ, hoang tưởng và ảo giác có thể gặp trong trầm cảm nặng. Nội dung hoang tưởng thường là có tội, không cứng đáng, bị truy hại hoặc không tồn tại, ảo giác thường gặp là ảo thanh.
Chẩn đoán mức độ nặng của trầm cảm :

- Mức độ nặng : gồm 3 triệu chứng đặc trưng kết hợp với trên 4 triệu chứng phổ biến.

- Mức độ vừa : có 2 triệu chứng đặc trưng kết hợp với 3 hoặc 4 triệu chứng phổ biến.

- Mức độ nhẹ : có 2 triệu chứng đặc trưng kết hợp với 2 triệu chứng phổ biến.

Chẩn đoán theo thể bệnh :

(1) Giai đoạn trầm cảm : chỉ bị 1 giai đoạn trầm cảm

(2) Rối loạn trầm cảm tái diễn : có sự tái phát của những giai đoạn trầm cảm

(3) Rối loạn cảm xúc lưỡng cực : giai đoạn trầm cảm xen kẽ với giai đoạn hưng cảm.
Nguy cơ tự sát ở người bị trầm cảm: Đây là nguyên nhân chính gây tử vong ở người bị trầm cảm
Trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% những trường hợp tự sát.Theo các thống kê thì tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn.

Những bệnh nhân trầm cảm tự sát đa số ở hai nhóm chính:

* Nam giới, trên 50 tuổi, sống ở nông thôn.
* Nữ giới, trẻ tuổi, sống ở thành thị.

Ý đồ tự sát nhiều hơn gấp 10-12 lần so với hành vi tự sát. Nguy cơ cao ở những bệnh nhân mà bản thân hoặc người cùng huyết thống từng tự sát, trầm cảm, nghiện rượu, cũng như ở những người sống cô lập với xã hội.
Tự sát có thể đột ngột hay được chuẩn bị trước, âm thầm hoặc báo trước.
Điều trị :

Điều trị bằng hoá dược là chủ yếu kết hợp với liệu pháp tâm lý. Cần theo dõi đặc biệt tới những bệnh nhân trầm cảm nặng, chán ăn, cso bệnh cơ thể kèm theo, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Liệu pháp tâm lý :

Có thể áp dụng nhiều liệu pháp khác nhau nhưng thường sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp gia đình nhằm hỗ trợ tâm lý người bệnh, phục hồi chức năng tâm lý xã hội, giúp cho họ sớm thích nghi với cuộc sống trong cộng đồng.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác :

Nâng đỡ tâm lý người bệnh, đưa vào các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, lao động hợp lý… Cần lưu ý tới chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng.



link: http://www.duongnao.com/vn/detail-neurasthenia/240/nhan-dien-tram-cam.aspx

description[Khoa học] Bệnh Trầm Cảm - Page 2 EmptyRe: [Khoa học] Bệnh Trầm Cảm

more_horiz
Mình mức độ nhẹ =))
@Ann: me too *bắt tay*

description[Khoa học] Bệnh Trầm Cảm - Page 2 EmptyRe: [Khoa học] Bệnh Trầm Cảm

more_horiz
Trầm cảm ah?

Hmn...hmn...hmn...

Mình rõ ràng vẫn chưa bị mà ~~~ *tung tăng*

description[Khoa học] Bệnh Trầm Cảm - Page 2 EmptyRe: [Khoa học] Bệnh Trầm Cảm

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply