Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 18 tháng một năm 2012
TT - Như một định mệnh: các câu chuyện khủng khiếp bên trong con tàu Costa Concordia gặp nạn ngoài khơi nước Ý đêm 13-1 vừa được những người sống sót tường thuật lại, giống thảm họa Titanic một cách kỳ lạ.
Một nửa con tàu Costa Concordia chìm dưới biển - Ảnh: AFP
Trong khi con tàu Costa Concordia đang nghiêng thì bài hát My heart will go on (nhạc phim Titanic) qua tiếng hát của nữ ca sĩ Celine Dion lại đang vang lên trong một nhà hàng trên tàu, báo Tage Sanzeiger (Thụy Sĩ) dẫn lời hai hành khách sống sót kể lại.
“Những cảnh trong phim trở thành hiện thực. Định mệnh như đang lặp lại” - Yannick Sgaga bùi ngùi kể. Hai anh em Sgaga lúc đó đang ngồi ở hành lang tàu nên tiếp cận được thuyền cứu sinh, nhờ đó đã thoát nạn.
“My heart will go on” trên tàu Costa Concordia
Đêm thảm họa của con tàu Costa Concordia đã diễn ra đầy định mệnh như con tàu Titanic.
Con tàu đã rời Civitavecchia, gần Rome, được bảy giờ. Lúc đó là khoảng 21g40. “Antonio, lên đây mà xem, chúng ta đang ở rất gần Giglio của cậu đấy!” - Francesco Schettino, thuyền trưởng tàu, gọi một người phụ trách các nhân viên phục vụ trên tàu. Người này quê ở hòn đảo nhỏ này, báo Corriere della Sera cho biết. “Này coi chừng, chúng ta vào quá gần bờ rồi!” - anh ta la lớn với viên thuyền trưởng. Quá trễ rồi! Con tàu đụng phải một tảng đá ngầm, vỏ tàu vỡ một lỗ lớn. Đúng là con tàu đang ở quá sát bờ, chỉ khoảng 159m, như chuyên gia phụ trách vụ điều tra này cho biết.
Con tàu - một tòa tháp khổng lồ với 58 phòng có bancông, 5 nhà hàng, 13 quán bar, 5 spa, 4 hồ bơi - đang nghiêng và chìm xuống nước. Theo băng video quay được trên tàu thì thông điệp đầu tiên được phát đi bằng tất cả các ngôn ngữ từ ban phụ trách tàu đều nói đây chỉ là một sự cố điện.
“Ánh sáng bị cắt là do một sự cố điện. Chúng tôi đang kiểm soát tình hình. Các kỹ thuật viên của chúng tôi đang giải quyết vấn đề và chúng tôi sẽ thông báo chi tiết tiếp theo sau khi chúng tôi nắm rõ” - giọng nói từ loa phóng thanh trên tàu trấn an.
Cùng lúc, lực lượng bảo vệ bờ biển gọi cho tàu. “Chúng tôi nhận được những tín hiệu cho thấy có điều gì đó bất thường trên tàu, hãy trả lời chúng tôi” - báo Corriere della Sera tường thuật. Ở đầu dây bên kia, vẫn một giọng nói đáp lại: “Đường dây điện bị gián đoạn, chúng tôi đang cho sửa chữa”.
Trong hành lang tàu, các hành khách gọi một thành viên thủy thủ đoàn bằng tiếng Tây Ban Nha. “Anh nói tiếng Tây Ban Nha chứ?”. “Một chút ít” - nhân viên này bình thản đáp. “Tại sao anh lại mặc áo phao, mọi chuyện ổn chứ?” - một hành khách hỏi. Không có câu trả lời.
Một nhân chứng khác, như AFP tường thuật, cũng cho biết một tình trạng thiếu thông tin tương tự: một cặp vợ chồng người Anh đang ăn tối thì bất ngờ họ nghe tiếng “rắc rắc”, cái ly trên bàn trượt khỏi bàn ăn, người chồng hỏi một thành viên thủy thủ đoàn liệu đang có vấn đề gì chăng. “Ồ không, không có gì cả, chỉ là cái động cơ thôi mà” - anh ta trả lời.
Ánh sáng trên tàu tắt ngóm, rồi sáng lại, con tàu đang nghiêng, bát đĩa trên bàn rơi xuống loảng choảng và vỡ ngổn ngang trên sàn tàu, một hành khách thoát chết kể lại. “Đúng là một cảnh hỗn loạn. Mọi người chụp vội lấy áo phao, nhưng họ (các nhân viên thủy thủ đoàn) lại nói: mọi chuyện đều ổn, mọi việc đã nằm trong sự kiểm soát” - hành khách này nói sau khi được cứu sống và trở về London.
Lúc 22g15, tổng đài điện thoại của cảnh sát thành phố Grossoto như nổ tung - báo Corriere tường thuật. “Cứu, cứu, cứu, có một tiếng động lớn” - một phụ nữ báo động. Một giọng nam giải thích: “Chúng tôi đang ở ngoài khơi Giglio, chúng tôi đã nghe một tiếng nổ lớn”. Nhưng theo báo này, phải một giờ sau cú sốc này, tức vào khoảng 22g42, con tàu mới phát báo động. Lệnh rời bỏ tàu được đưa ra: bảy hồi còi ngắn, rồi một hồi còi dài đã vang lên - một nhân chứng cho biết.
Hành khách và thủy thủ đoàn mặc áo phao chuẩn bị rời tàu Costa Concordia ngày 13-1 - Ảnh: AFP
Tuần trăng mật của cặp vợ chồng trẻ Hàn Quốc
Băng ghi nhận cuộc trao đổi điện đàm giữa phòng điều hành trên cảng và thuyền trưởng cho thấy ông ta đã từ chối lên boong để di tản các hành khách. “Ông đang làm gì? Ông không chịu di tản?” - viên sĩ quan trong bờ hỏi.
Schettino đáp: “Không, tôi đang có mặt ở đó, tôi đang điều phối việc di tản”. Viên sĩ quan nói: “Thưa thuyền trưởng, đây là lệnh, giờ là tôi chỉ huy, ông phải tuyên bố rời tàu, ông phải lên boong và cho di tản”.
Viên sĩ quan này cho thuyền trưởng biết là “đã có những xác người chết”. “Bao nhiêu người?” - Schettino nói như muốn bắt bẻ lại. “Đó là ông nói với tôi đấy nhá, ông đang làm gì? Ông có muốn quay về nhà chứ?” - viên sĩ quan tỏ ra bực bội.
Lúc 6g sáng, các hành khách được di tản. Các chuyện kể của họ đều mô tả một thảm kịch giống nhau. “Mọi người chạy tán loạn trong một tâm trạng hoảng loạn tập thể và mạnh ai nấy lo cứu lấy cái thân mình. Thủy thủ đoàn rõ ràng là đã quên mất nhiệm vụ của mình là lập lại trật tự và chờ cho hành khách xuống trước. Họ cũng xô đẩy nhau chạy thoát thân trước cả chúng tôi. Trong cơn hoảng loạn, mọi người xô đẩy nhau chạy, người ngã xuống, người sau giẫm đạp lên người trước. Có người tuyệt vọng nhảy đại xuống biển” - một du khách người Bosnia kể lại với AFP.
Viên thuyền trưởng đã rời con tàu. Theo các nhân viên cứu hỏa, trước lúc nửa đêm họ đã nhìn thấy ông ta trên bờ đảo Giglio.
Hơn 24 giờ sau, hi vọng cho những người mất tích le lói khi một cặp vợ chồng trẻ người Hàn Quốc bị mắc kẹt bên trong tàu suốt 30 tiếng đồng hồ được cứu sống. Đội cứu hộ đã nghe tiếng kêu cứu và giải thoát cho họ. Hai vợ chồng này đã đi ngủ sớm vào tối xảy ra thảm kịch. “Khi chúng tôi thức giấc, con tàu đã nghiêng” - người chồng cho Yonhap biết từ một khách sạn ở Rome sau khi được cứu sống.
Đôi vợ chồng chạy ra hành lang, nhưng cái hành lang lúc này dốc ngược khiến họ không sao tiến bước nổi. “Cuối cùng chúng tôi bị rớt xuống cuối hành lang và bị trầy sướt” - người chồng kể. Hai vợ chồng quyết định quay về phòng, tối om và lạnh, điện đã tắt. Họ mặc áo phao và tròng thêm một áo phao phụ để chống lạnh.
Suốt 30 giờ sống trong phòng, họ ăn bánh, uống nước và luôn hét to để hi vọng có ai nghe tiếng họ và đến cứu, cho đến khi cổ họng đau nhức. Trong cơn hoạn nạn, họ hứa với nhau nếu thoát chết “sẽ cùng bên nhau sống một cuộc đời tốt đẹp”.
AFP dẫn lời lính cứu hộ Luca Carli cho biết nhóm cứu hộ còn nghe nhiều âm thanh vọng lại từ bên trong con tàu, song không thể liên lạc được bất kỳ ai.
Số phận nào cho thuyền trưởng?
Số phận tàu Costa Concordia được ví như “Titanic thế kỷ 21”. Điều kỳ lạ là hồi tháng 12-2010, chính thuyền trưởng Schettino từng nhắc đến thảm họa Titanic. “Tôi không bao giờ muốn đối diện với kịch bản Titanic. Tôi không thích đóng vai thuyền trưởng của Titanic và phải điều khiển con tàu trên đại dương đầy những núi băng” - nhật báo Dnes (Cộng hòa Czech) dẫn lời ông Schettino nói khi đó. Một năm sau, “ám ảnh Titanic” đã trở thành sự thật đối với ông...
Theo Reuters, Francesco Schettino đang bị điều tra về tội bỏ tàu và tất cả hành khách khi con tàu gặp nạn. Hàng trăm người sử dụng Facebook đã bày tỏ giận dữ với viên thuyền trưởng này, cáo buộc ông là kẻ hèn nhát.
“Nhiều hành khách nói ông ta thường xuyên tiệc tùng, dành thời gian với các cô gái và nhậu nhẹt” - bà Maria Ines Lona, 72 tuổi, người Argentina, kể. Bà Lona cho biết khi tàu gặp nạn, bà đã nhảy khỏi boong tàu và bơi trong nước biển hàng giờ vì không có chiếc thuyền cứu sinh nào.
“Họ đã bỏ lại toàn bộ hành khách trên tàu và không trở lại. Có 80 người chúng tôi đã bị bỏ lại trên tàu. Tôi phải bơi khoảng 60m mới trồi lên và một tiếng sau đội cứu hộ mới tìm thấy để vớt tôi lên”- bà Lona kể.
Nguồn cho bài viết:Đêm định mệnh trên tàu “Titanic 2”
TT - Như một định mệnh: các câu chuyện khủng khiếp bên trong con tàu Costa Concordia gặp nạn ngoài khơi nước Ý đêm 13-1 vừa được những người sống sót tường thuật lại, giống thảm họa Titanic một cách kỳ lạ.
Một nửa con tàu Costa Concordia chìm dưới biển - Ảnh: AFP
Trong khi con tàu Costa Concordia đang nghiêng thì bài hát My heart will go on (nhạc phim Titanic) qua tiếng hát của nữ ca sĩ Celine Dion lại đang vang lên trong một nhà hàng trên tàu, báo Tage Sanzeiger (Thụy Sĩ) dẫn lời hai hành khách sống sót kể lại.
“Những cảnh trong phim trở thành hiện thực. Định mệnh như đang lặp lại” - Yannick Sgaga bùi ngùi kể. Hai anh em Sgaga lúc đó đang ngồi ở hành lang tàu nên tiếp cận được thuyền cứu sinh, nhờ đó đã thoát nạn.
“My heart will go on” trên tàu Costa Concordia
Đêm thảm họa của con tàu Costa Concordia đã diễn ra đầy định mệnh như con tàu Titanic.
Con tàu đã rời Civitavecchia, gần Rome, được bảy giờ. Lúc đó là khoảng 21g40. “Antonio, lên đây mà xem, chúng ta đang ở rất gần Giglio của cậu đấy!” - Francesco Schettino, thuyền trưởng tàu, gọi một người phụ trách các nhân viên phục vụ trên tàu. Người này quê ở hòn đảo nhỏ này, báo Corriere della Sera cho biết. “Này coi chừng, chúng ta vào quá gần bờ rồi!” - anh ta la lớn với viên thuyền trưởng. Quá trễ rồi! Con tàu đụng phải một tảng đá ngầm, vỏ tàu vỡ một lỗ lớn. Đúng là con tàu đang ở quá sát bờ, chỉ khoảng 159m, như chuyên gia phụ trách vụ điều tra này cho biết.
Con tàu - một tòa tháp khổng lồ với 58 phòng có bancông, 5 nhà hàng, 13 quán bar, 5 spa, 4 hồ bơi - đang nghiêng và chìm xuống nước. Theo băng video quay được trên tàu thì thông điệp đầu tiên được phát đi bằng tất cả các ngôn ngữ từ ban phụ trách tàu đều nói đây chỉ là một sự cố điện.
“Ánh sáng bị cắt là do một sự cố điện. Chúng tôi đang kiểm soát tình hình. Các kỹ thuật viên của chúng tôi đang giải quyết vấn đề và chúng tôi sẽ thông báo chi tiết tiếp theo sau khi chúng tôi nắm rõ” - giọng nói từ loa phóng thanh trên tàu trấn an.
Cùng lúc, lực lượng bảo vệ bờ biển gọi cho tàu. “Chúng tôi nhận được những tín hiệu cho thấy có điều gì đó bất thường trên tàu, hãy trả lời chúng tôi” - báo Corriere della Sera tường thuật. Ở đầu dây bên kia, vẫn một giọng nói đáp lại: “Đường dây điện bị gián đoạn, chúng tôi đang cho sửa chữa”.
Trong hành lang tàu, các hành khách gọi một thành viên thủy thủ đoàn bằng tiếng Tây Ban Nha. “Anh nói tiếng Tây Ban Nha chứ?”. “Một chút ít” - nhân viên này bình thản đáp. “Tại sao anh lại mặc áo phao, mọi chuyện ổn chứ?” - một hành khách hỏi. Không có câu trả lời.
Một nhân chứng khác, như AFP tường thuật, cũng cho biết một tình trạng thiếu thông tin tương tự: một cặp vợ chồng người Anh đang ăn tối thì bất ngờ họ nghe tiếng “rắc rắc”, cái ly trên bàn trượt khỏi bàn ăn, người chồng hỏi một thành viên thủy thủ đoàn liệu đang có vấn đề gì chăng. “Ồ không, không có gì cả, chỉ là cái động cơ thôi mà” - anh ta trả lời.
Ánh sáng trên tàu tắt ngóm, rồi sáng lại, con tàu đang nghiêng, bát đĩa trên bàn rơi xuống loảng choảng và vỡ ngổn ngang trên sàn tàu, một hành khách thoát chết kể lại. “Đúng là một cảnh hỗn loạn. Mọi người chụp vội lấy áo phao, nhưng họ (các nhân viên thủy thủ đoàn) lại nói: mọi chuyện đều ổn, mọi việc đã nằm trong sự kiểm soát” - hành khách này nói sau khi được cứu sống và trở về London.
Lúc 22g15, tổng đài điện thoại của cảnh sát thành phố Grossoto như nổ tung - báo Corriere tường thuật. “Cứu, cứu, cứu, có một tiếng động lớn” - một phụ nữ báo động. Một giọng nam giải thích: “Chúng tôi đang ở ngoài khơi Giglio, chúng tôi đã nghe một tiếng nổ lớn”. Nhưng theo báo này, phải một giờ sau cú sốc này, tức vào khoảng 22g42, con tàu mới phát báo động. Lệnh rời bỏ tàu được đưa ra: bảy hồi còi ngắn, rồi một hồi còi dài đã vang lên - một nhân chứng cho biết.
Hành khách và thủy thủ đoàn mặc áo phao chuẩn bị rời tàu Costa Concordia ngày 13-1 - Ảnh: AFP
Tuần trăng mật của cặp vợ chồng trẻ Hàn Quốc
Băng ghi nhận cuộc trao đổi điện đàm giữa phòng điều hành trên cảng và thuyền trưởng cho thấy ông ta đã từ chối lên boong để di tản các hành khách. “Ông đang làm gì? Ông không chịu di tản?” - viên sĩ quan trong bờ hỏi.
Schettino đáp: “Không, tôi đang có mặt ở đó, tôi đang điều phối việc di tản”. Viên sĩ quan nói: “Thưa thuyền trưởng, đây là lệnh, giờ là tôi chỉ huy, ông phải tuyên bố rời tàu, ông phải lên boong và cho di tản”.
Viên sĩ quan này cho thuyền trưởng biết là “đã có những xác người chết”. “Bao nhiêu người?” - Schettino nói như muốn bắt bẻ lại. “Đó là ông nói với tôi đấy nhá, ông đang làm gì? Ông có muốn quay về nhà chứ?” - viên sĩ quan tỏ ra bực bội.
Lúc 6g sáng, các hành khách được di tản. Các chuyện kể của họ đều mô tả một thảm kịch giống nhau. “Mọi người chạy tán loạn trong một tâm trạng hoảng loạn tập thể và mạnh ai nấy lo cứu lấy cái thân mình. Thủy thủ đoàn rõ ràng là đã quên mất nhiệm vụ của mình là lập lại trật tự và chờ cho hành khách xuống trước. Họ cũng xô đẩy nhau chạy thoát thân trước cả chúng tôi. Trong cơn hoảng loạn, mọi người xô đẩy nhau chạy, người ngã xuống, người sau giẫm đạp lên người trước. Có người tuyệt vọng nhảy đại xuống biển” - một du khách người Bosnia kể lại với AFP.
Viên thuyền trưởng đã rời con tàu. Theo các nhân viên cứu hỏa, trước lúc nửa đêm họ đã nhìn thấy ông ta trên bờ đảo Giglio.
Hơn 24 giờ sau, hi vọng cho những người mất tích le lói khi một cặp vợ chồng trẻ người Hàn Quốc bị mắc kẹt bên trong tàu suốt 30 tiếng đồng hồ được cứu sống. Đội cứu hộ đã nghe tiếng kêu cứu và giải thoát cho họ. Hai vợ chồng này đã đi ngủ sớm vào tối xảy ra thảm kịch. “Khi chúng tôi thức giấc, con tàu đã nghiêng” - người chồng cho Yonhap biết từ một khách sạn ở Rome sau khi được cứu sống.
Đôi vợ chồng chạy ra hành lang, nhưng cái hành lang lúc này dốc ngược khiến họ không sao tiến bước nổi. “Cuối cùng chúng tôi bị rớt xuống cuối hành lang và bị trầy sướt” - người chồng kể. Hai vợ chồng quyết định quay về phòng, tối om và lạnh, điện đã tắt. Họ mặc áo phao và tròng thêm một áo phao phụ để chống lạnh.
Suốt 30 giờ sống trong phòng, họ ăn bánh, uống nước và luôn hét to để hi vọng có ai nghe tiếng họ và đến cứu, cho đến khi cổ họng đau nhức. Trong cơn hoạn nạn, họ hứa với nhau nếu thoát chết “sẽ cùng bên nhau sống một cuộc đời tốt đẹp”.
AFP dẫn lời lính cứu hộ Luca Carli cho biết nhóm cứu hộ còn nghe nhiều âm thanh vọng lại từ bên trong con tàu, song không thể liên lạc được bất kỳ ai.
Số phận nào cho thuyền trưởng?
Số phận tàu Costa Concordia được ví như “Titanic thế kỷ 21”. Điều kỳ lạ là hồi tháng 12-2010, chính thuyền trưởng Schettino từng nhắc đến thảm họa Titanic. “Tôi không bao giờ muốn đối diện với kịch bản Titanic. Tôi không thích đóng vai thuyền trưởng của Titanic và phải điều khiển con tàu trên đại dương đầy những núi băng” - nhật báo Dnes (Cộng hòa Czech) dẫn lời ông Schettino nói khi đó. Một năm sau, “ám ảnh Titanic” đã trở thành sự thật đối với ông...
Theo Reuters, Francesco Schettino đang bị điều tra về tội bỏ tàu và tất cả hành khách khi con tàu gặp nạn. Hàng trăm người sử dụng Facebook đã bày tỏ giận dữ với viên thuyền trưởng này, cáo buộc ông là kẻ hèn nhát.
“Nhiều hành khách nói ông ta thường xuyên tiệc tùng, dành thời gian với các cô gái và nhậu nhẹt” - bà Maria Ines Lona, 72 tuổi, người Argentina, kể. Bà Lona cho biết khi tàu gặp nạn, bà đã nhảy khỏi boong tàu và bơi trong nước biển hàng giờ vì không có chiếc thuyền cứu sinh nào.
“Họ đã bỏ lại toàn bộ hành khách trên tàu và không trở lại. Có 80 người chúng tôi đã bị bỏ lại trên tàu. Tôi phải bơi khoảng 60m mới trồi lên và một tiếng sau đội cứu hộ mới tìm thấy để vớt tôi lên”- bà Lona kể.
MỸ LOAN - TRUNG NGUYỄN
Nguồn cho bài viết:Đêm định mệnh trên tàu “Titanic 2”