Chả là có bài giới thiệu sách. Cô cũng sửa qua nhưng bảo lược bớt nữa mà tớ thì ứ biết lược thế nào. Nhân tiện nhờ mọi người giúp luôn
BÀI DỰ THI GIỚI THIỆU SÁCH
Theo các bạn, điều gì làm nên sức mạnh con người? Có người cho rằng có tiền bạc là có tất cả, có người nghĩ chỉ cần có sức khỏe, có nắm đấm,… Nhưng không, chỉ có tri thức mới làm nên sức mạnh của con người. Vậy làm thế nào để có được tri thức? Bởi lẽ kiến thức nhân loại là vô tận, việc học như chiếc thang không có nấc chót thế nên chỉ có một con đường duy nhất, đó chính là học, “Học tập suốt đời”.
Trên thế giới có rất nhiều tấm gương nổi tiếng về học tập. Gần gũi chúng ta nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại hay xa hơn là một nhà chính trị tài ba với câu nói bất hủ: “Học-Học nữa-Học mãi” Và hôm nay, em muốn giới thiệu đến quý thầy cô, các anh chị và các bạn một nữ bác học nổi tiếng đã cống hiến rất nhiều cho nền khoa học của nhân loại – nhà bác học MarieCurie.
Marie Curie tên thật là Maria Skłodowska, sinh ngày 7/11/1867 tại thành phố Vacsava, Ba Lan. Lớn lên trong sự áp bức dân tộc của đế chế Nga đã kích thích lòng yêu nước và tinh thần phấn đấu ngoan cường của bà. Marie Curie quyết tâm học nhiều, biết rộng, làm giàu vốn kiến thức của mình để góp phần chấn hưng Tổ quốc. Nhưng đất nước Ba Lan lúc bấy giờ lại cấm phụ nữ thi vào đại học. Marie Curie phải đi làm gia sư để kiếm tiền sang Pa-ri. Nhờ lòng kiên trì và quyết tâm, cuối cùng bà cũng đã thực hiện được ước mơ vào đại học nung nấu bấy lâu nay của mình. Ở Pa-ri Marie Curie chỉ chú trọng vào việc học, đến nỗi nhiều hôm vì suy nhược cơ thể mà ngất đi nhưng kết quả học tập đã không phụ lại sự cố gắng của bà: Marie Curie đã đỗ đầu trường đại học Sorbonne và chỉ trong ba năm, bà đã giành được hai bằng đại học về vật lý và toán học.
Tại Pa-ri, Marie Curie kết thân với Pierre Curie và về sau trở thành vợ chồng. Mặc dù sau khi kết hôn, kinh tế rất khó khăn, Marie Curie vừa làm nội trợ, vừa nghiên cứu khoa học nhưng bà đã vượt lên trên tất cả. Bà và chồng đã phát hiện ra hai nguyên tố mới: poloni và rađi. Nguyên tố Poloni được đặt theo tên quê hương Ba Lan của bà là Poland để thể hiện lòng yêu nước của mình. Năm 1903, vợ chồng Curie đã giành được Giải Noben vật lí.
Sự phát hiện của vợ chồng Curie không những đã đóng góp to lớn cho ngành vật lí học mà còn cống hiến to lớn cho y học, tìm ra một phương pháp mới để chữa trị các khối u ung thư. Ngoài ra còn sản sinh ra một môn khoa học mới làm đảo lộn những học thuyết cơ bản của vật lý học đương thời, đặt nền tảng cho một ngành vật lí học hiện đại.
Năm 1906, Pierre Curie không may gặp tai nạn giao thông qua đời. Chồng mất, bà nén chịu đau thương một mình, ngoài việc nuôi nấng hai đứa con thơ, vừa đảm nhiệm công việc giảng dạy, bà còn phải tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Năm 1911, Marie Curie có tên trong danh sách bầu chọn viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp nhưng kết quả lại thiếu mất một phiếu mà lí do chỉ vì bà là phụ nữ. Nhưng Marie Curie không hề bị thành kiến đó làm nhụt chí và đánh bại. Thành tựu khoa học của bà đã đem đến chô bà sự ngưỡng mộ của tất cả mọi người trên thế giới. Tháng 12 năm 1911, bà giành được giải Noben lần thứ hai – giải noben hóa học.
Năm 1920, Marie Curie bị bệnh đục thủy tinh thể, có nguy cơ bị mù. Bà đã trải qua liên tục bốn lần phẫu thuật mắt. Marie Curie dần dần chiến thắng bệnh tật. Bà dung mắt kính rất dày. Nhờ vậy hầu như bà đã khôi phục lại được thị lực bình thường. Đó cũng là kì tích cuối cùng trong cuộc sống thần kì của bà. Marie Curie như từ trong bóng tối bước ra. Bà làm việc cho đến tận giờ phút cuối cùng.
Tháng 12 năm 1933, Marie Curie bị ốm. Chụp X quang thấy rõ túi mật của bà có một viên sỏi lớn, thành phần máu của bà có những biểu hiện không bình thường. Bệnh của bà lúc khá hơn, lúc lại xấu đi. Hễ cảm thấy tương đối đỡ là bà vội vàng đến ngay phòng thí nghiệm, lúc mệt thì bà ở nhà viết sách. Bà làm việc vội vàng khác thường, cố quên đi sự mệt nhọc ngày một tăng. Bà sợ một khi bà mất đi sẽ không ai có thể viết thay được, và đó sẽ là một tổn thất to lớn cho khoa học.
Một chiều tháng 5 năm 1934, Marie Curie lâm bệnh nặng. Từ hôm đó, bà không thể rời khỏi giường. Sự sống đang nhanh chóng rời khỏi thể xác mệt nhọc của bà. Trước lúc lâm chung, đầu óc phi thường của bà vẫn nghĩ đến cuốn sách khoa học đang viết dở, những chi tiết liên quan đến công việc của bà.
Sáng sớm ngày 4 tháng 7 năm 1934, Marie Curie qua đời. Bà đã từ biệt cõi đời mà bà vô cùng yêu mến. Các nhà khoa học đoán nguyên nhân căn bệnh của bà là do Rađi. Bà đã cùng chồng phát hiện ra Rađi để rồi trở thành vật hi sinh của nó.
Cuộc đời Marie Curie trả qua biết bao gập ghềnh, gian khổ. Đôi vai gầy yếu của bà luôn chịu những trách nhiệm nặng nề, quá sức nhưng bà đã ngoan cường không mệt mỏi, kiên trì chịu đựng, làm việc quên mình, chỉ biết hi sinh cống hiến mà không hề đòi hỏi sự báo đáp. Những thành tựu khoa học của bà đã phá tan thành kiến của những người bảo thủ, vượt qua sự đè nén và kì thị bất công, chiến thắng sự mệt mỏi của bản thân, nêu một tấm gương bất hủ trong lịch sử khoa học.
Không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của việc học. Nhưng nếu chúng ta cố gắng thì nhất định kết quả học tập sẽ thăng hoa. Cuộc đời sáng chói của Marie Curie đã để lại cho thế hệ sau, nhất là với phụ nữ, sự cổ vũ mãnh mẽ, những bài học sâu sắc và sự khích lệ lớn lao. Bà là tấm gương lớn của phụ nữ, là niềm tự hào của cả nhân loại.
Đến đây, em xin mượn câu nói của nhà bác học Đác-uyn để thay lời kết cũng như suy nghĩ của mỗi chúng ta : « Bác học không có nghĩ là ngừng học »
BÀI DỰ THI GIỚI THIỆU SÁCH
Theo các bạn, điều gì làm nên sức mạnh con người? Có người cho rằng có tiền bạc là có tất cả, có người nghĩ chỉ cần có sức khỏe, có nắm đấm,… Nhưng không, chỉ có tri thức mới làm nên sức mạnh của con người. Vậy làm thế nào để có được tri thức? Bởi lẽ kiến thức nhân loại là vô tận, việc học như chiếc thang không có nấc chót thế nên chỉ có một con đường duy nhất, đó chính là học, “Học tập suốt đời”.
Trên thế giới có rất nhiều tấm gương nổi tiếng về học tập. Gần gũi chúng ta nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại hay xa hơn là một nhà chính trị tài ba với câu nói bất hủ: “Học-Học nữa-Học mãi” Và hôm nay, em muốn giới thiệu đến quý thầy cô, các anh chị và các bạn một nữ bác học nổi tiếng đã cống hiến rất nhiều cho nền khoa học của nhân loại – nhà bác học MarieCurie.
Marie Curie tên thật là Maria Skłodowska, sinh ngày 7/11/1867 tại thành phố Vacsava, Ba Lan. Lớn lên trong sự áp bức dân tộc của đế chế Nga đã kích thích lòng yêu nước và tinh thần phấn đấu ngoan cường của bà. Marie Curie quyết tâm học nhiều, biết rộng, làm giàu vốn kiến thức của mình để góp phần chấn hưng Tổ quốc. Nhưng đất nước Ba Lan lúc bấy giờ lại cấm phụ nữ thi vào đại học. Marie Curie phải đi làm gia sư để kiếm tiền sang Pa-ri. Nhờ lòng kiên trì và quyết tâm, cuối cùng bà cũng đã thực hiện được ước mơ vào đại học nung nấu bấy lâu nay của mình. Ở Pa-ri Marie Curie chỉ chú trọng vào việc học, đến nỗi nhiều hôm vì suy nhược cơ thể mà ngất đi nhưng kết quả học tập đã không phụ lại sự cố gắng của bà: Marie Curie đã đỗ đầu trường đại học Sorbonne và chỉ trong ba năm, bà đã giành được hai bằng đại học về vật lý và toán học.
Tại Pa-ri, Marie Curie kết thân với Pierre Curie và về sau trở thành vợ chồng. Mặc dù sau khi kết hôn, kinh tế rất khó khăn, Marie Curie vừa làm nội trợ, vừa nghiên cứu khoa học nhưng bà đã vượt lên trên tất cả. Bà và chồng đã phát hiện ra hai nguyên tố mới: poloni và rađi. Nguyên tố Poloni được đặt theo tên quê hương Ba Lan của bà là Poland để thể hiện lòng yêu nước của mình. Năm 1903, vợ chồng Curie đã giành được Giải Noben vật lí.
Sự phát hiện của vợ chồng Curie không những đã đóng góp to lớn cho ngành vật lí học mà còn cống hiến to lớn cho y học, tìm ra một phương pháp mới để chữa trị các khối u ung thư. Ngoài ra còn sản sinh ra một môn khoa học mới làm đảo lộn những học thuyết cơ bản của vật lý học đương thời, đặt nền tảng cho một ngành vật lí học hiện đại.
Năm 1906, Pierre Curie không may gặp tai nạn giao thông qua đời. Chồng mất, bà nén chịu đau thương một mình, ngoài việc nuôi nấng hai đứa con thơ, vừa đảm nhiệm công việc giảng dạy, bà còn phải tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Năm 1911, Marie Curie có tên trong danh sách bầu chọn viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp nhưng kết quả lại thiếu mất một phiếu mà lí do chỉ vì bà là phụ nữ. Nhưng Marie Curie không hề bị thành kiến đó làm nhụt chí và đánh bại. Thành tựu khoa học của bà đã đem đến chô bà sự ngưỡng mộ của tất cả mọi người trên thế giới. Tháng 12 năm 1911, bà giành được giải Noben lần thứ hai – giải noben hóa học.
Năm 1920, Marie Curie bị bệnh đục thủy tinh thể, có nguy cơ bị mù. Bà đã trải qua liên tục bốn lần phẫu thuật mắt. Marie Curie dần dần chiến thắng bệnh tật. Bà dung mắt kính rất dày. Nhờ vậy hầu như bà đã khôi phục lại được thị lực bình thường. Đó cũng là kì tích cuối cùng trong cuộc sống thần kì của bà. Marie Curie như từ trong bóng tối bước ra. Bà làm việc cho đến tận giờ phút cuối cùng.
Tháng 12 năm 1933, Marie Curie bị ốm. Chụp X quang thấy rõ túi mật của bà có một viên sỏi lớn, thành phần máu của bà có những biểu hiện không bình thường. Bệnh của bà lúc khá hơn, lúc lại xấu đi. Hễ cảm thấy tương đối đỡ là bà vội vàng đến ngay phòng thí nghiệm, lúc mệt thì bà ở nhà viết sách. Bà làm việc vội vàng khác thường, cố quên đi sự mệt nhọc ngày một tăng. Bà sợ một khi bà mất đi sẽ không ai có thể viết thay được, và đó sẽ là một tổn thất to lớn cho khoa học.
Một chiều tháng 5 năm 1934, Marie Curie lâm bệnh nặng. Từ hôm đó, bà không thể rời khỏi giường. Sự sống đang nhanh chóng rời khỏi thể xác mệt nhọc của bà. Trước lúc lâm chung, đầu óc phi thường của bà vẫn nghĩ đến cuốn sách khoa học đang viết dở, những chi tiết liên quan đến công việc của bà.
Sáng sớm ngày 4 tháng 7 năm 1934, Marie Curie qua đời. Bà đã từ biệt cõi đời mà bà vô cùng yêu mến. Các nhà khoa học đoán nguyên nhân căn bệnh của bà là do Rađi. Bà đã cùng chồng phát hiện ra Rađi để rồi trở thành vật hi sinh của nó.
Cuộc đời Marie Curie trả qua biết bao gập ghềnh, gian khổ. Đôi vai gầy yếu của bà luôn chịu những trách nhiệm nặng nề, quá sức nhưng bà đã ngoan cường không mệt mỏi, kiên trì chịu đựng, làm việc quên mình, chỉ biết hi sinh cống hiến mà không hề đòi hỏi sự báo đáp. Những thành tựu khoa học của bà đã phá tan thành kiến của những người bảo thủ, vượt qua sự đè nén và kì thị bất công, chiến thắng sự mệt mỏi của bản thân, nêu một tấm gương bất hủ trong lịch sử khoa học.
Không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của việc học. Nhưng nếu chúng ta cố gắng thì nhất định kết quả học tập sẽ thăng hoa. Cuộc đời sáng chói của Marie Curie đã để lại cho thế hệ sau, nhất là với phụ nữ, sự cổ vũ mãnh mẽ, những bài học sâu sắc và sự khích lệ lớn lao. Bà là tấm gương lớn của phụ nữ, là niềm tự hào của cả nhân loại.
Đến đây, em xin mượn câu nói của nhà bác học Đác-uyn để thay lời kết cũng như suy nghĩ của mỗi chúng ta : « Bác học không có nghĩ là ngừng học »